Top 9 loại rau xanh tốt nhất cho sức khỏe theo chia sẻ của chuyên gia

Ngày đăng: 22/08/2024 09:56 AM

1. Cải kale (cải xoăn)

Cải kale là loại rau giàu dinh dưỡng với nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Ví dụ, 1 bát (21 gam) cải kale sống chứa:

Ngoài ra, loại cải này còn giàu các chất chống oxy hóa như lutein và beta-carotene, hỗ trợ giảm nguy cơ các bệnh gây ra do căng thẳng oxy hóa.

Cải kale có thể được tiêu thụ theo nhiều cách khác nhau như ăn sống, nấu chín hoặc xay sinh tố.

Một nghiên cứu năm 2019 cho biết việc hấp cải bẹ xanh giữ được hầu hết các dưỡng chất so với tất cả các cách chế biến khác trong nghiên cứu bao gồm đun sôi, nấu áp suất, sử dụng lò vi sóng và hút chân không.

2. Các loại rau mầm (Microgreens)

Rau mầm là những loại rau non giàu dinh dưỡng, mọc từ hạt của các loại rau và thảo mộc, thường có kích thước khoảng 1-3 inch (khoảng 2.5-7.5 centimet), ví dụ như súp lơ, cải xoong, rau má, diếp cá,… 

Các loại rau mầm thường giàu chất vi lượng như vitamin C, E và K.

Chúng cũng chứa nhiều chất sinh học như các hợp chất thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tổng quát và ngăn ngừa bệnh tật. Các chất này có thể bao gồm axit ascorbic, β-carotene và các chất chống oxy hóa phenolic, và nhiều chất khác.

Rau mầm rất dễ trồng, có thể được trồng tại nhà và trồng quanh cả năm.

3. Cải rổ

Cải rổ là loại rau mềm và nhiều lá, cùng họ với cải kale, bắp cải. Chúng có lá dày và có vị hơi đắng.

Cải rổ rất giàu các chất dinh dưỡng như:

Chúng cũng là một trong những nguồn rau xanh chứa vitamin K tốt nhất. Một bát (36g) rau cải rổ sống cung cấp 131% vitamin K có trong giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).

Vitamin K nổi tiếng với vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và cải thiện sức khỏe xương.

4. Cải bó xôi (rau chân vịt)

Rau cải bó xôi là một loại rau xanh phổ biến và dễ kết hợp trong nhiều món ăn khác nhau, bao gồm sinh tố, canh và salad.

Một bát (30 gram) rau cải bó xôi sống cung cấp:

Loại rau này cũng giàu axit folic, một chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa các những khiếm khuyết ống thần kinh trong thai kỳ như nứt đốt sống.

5. Bắp cải

Bắp cải thuộc họ cải cùng với cải tí hon Brussels, cải kale và súp lơ xanh.

Các loại rau trong họ cây này có chứa glucosinolates, chất tạo ra vị đắng. Nghiên cứu cho thấy rằng các thực phẩm chứa glucosinolates có thể có chức năng chống ung thư.

Một lợi ích khác của bắp cải là có thể lên men thành bắp cải muối, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm viêm, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

6. Lá củ dền

Củ dền là loại củ có màu sặc sỡ và có chỉ số dinh dưỡng ấn tượng. Mặc dù củ dền thường được sử dụng trong các món ăn, nhưng phần lá thường bị bỏ qua.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng lá củ dền ăn được và rất giàu dinh dưỡng. Một bát (38 gram) lá củ dền sống chứa:

Chúng cũng chứa các chất chống oxy hóa zeaxanthin và lutein. Những chất này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về mắt, như thoái hóa điểm vàng và đục thể thuỷ tinh.

Lá củ dền có thể được thêm vào sốt và salad, hoặc xào và ăn kèm với các món khác.

7. Cải xoong

Cải xoong là một loại thực vật dưới nước thuộc họ cải. Nó tương tự như cải rocket và rau cải.

Một bát (34g) cải xoong sống cung cấp:

Do có vị đắng và cay nhẹ của nó, cải xoong là một sự bổ sung tuyệt vời cho các loại thực phẩm có hương vị trung tính.

8. Xà lách

Xà lách là một loại rau phổ biến với lá dày và cứng, có cuống giữa chắc, kết cấu giòn và là một loại rau sống phổ biến, đặc biệt trong các món salad Caesar.

Xà lách là một nguồn cung cấp tốt các chất vitamin A và K, với 1 bát (47g) cung cấp lần lượt là 23% vitamin A và 40% vitamin K có trong giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).

Hơn nữa, một nghiên cứu năm 2021 trên 16 người đàn ông trẻ và khỏe mạnh đã cho thấy việc thêm xà lách hoặc cải xoong vào thực đơn đã giảm đáng kể hàm lượng đường và insulin trong máu sau khi ăn.

9. Cải cầu vồng

Cải cầu vồng có lá màu xanh đậm và cuống dày màu đỏ, trắng, vàng hoặc xanh, và cùng họ với củ dền và cải bó xôi. Cải cầu vồng không thường thấy ở Việt Nam, nhưng lại rất phổ biến trong ẩm thực Địa Trung Hải.

Loại cải này có vị hơi đất và giàu khoáng chất và vitamin, như magiê và các loại vitamin A, C và K.

Cải cầu vồng cũng chứa một hợp chất flavonoid gọi là axit syringic có chức năng hỗ trợ giảm đường huyết.

Trong khi nhiều người thường bỏ đi phần cuống của cải cầu vồng, thực tế chúng khá dễ ăn và giàu dinh dưỡng.

Hãy thử thêm tất cả các phần của cây cải cầu vồng vào các món như súp, tacos hoặc món nướng.

Chia sẻ:

Tin liên quan

5 lý do khiến bạn giảm cân thành công rồi lại tăng về mức cũ, lặp lại nhiều lần

5 lý do khiến bạn giảm cân thành công rồi lại tăng về mức cũ, lặp lại nhiều lần

Bị tăng cân trở lại sau khi giảm cân thành công là trải nghiệm có thật mà nhiều người trong chúng ta đã từng trải qua. Sau thời gian chăm chỉ giảm cân, mặc dù bạn đã đạt được số cân nặng mong muốn, nhưng tiếc thay, trọng lượng của bạn lại tăng trở lại không bao lâu sau khi quay lại lối sống như ban đầu, thậm chí nhiều người còn rơi vào vòng luẩn quẩn khiến bản thân luôn phải vật lộn với kế hoạch này mà không có hồi kết. Trên thực tế, có những lý do khiến cân nặng của bạn tăng trở lại sau khi giảm cân, chỉ cần bạn hiểu rõ ràng là có thể giảm cân chính xác.

Thay đổi thói quen giúp bạn giảm mỡ bụng dễ dàng

Thay đổi thói quen giúp bạn giảm mỡ bụng dễ dàng

Việc giảm mỡ bụng tưởng chừng là một trong những thử thách khó nhằn đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, thực tế việc này lại là không khó như tưởng tượng khi ngay từ cách điều chỉnh những thói quen hàng ngày cũng có thể hữu ích.

Ăn Gì Không Béo  ?

Ăn Gì Không Béo ?

Thật ra việc tăng cân không phụ thuộc nhiều vào lượng thức ăn bạn dung nạp và cơ thể mà chủ yếu nó phụ thuộc là "thức ăn đó là gì?". Có nghĩa là đôi khi bạn ăn 1kg loại thực phẩm này lại không bằng 100g loại thức ăn kia. Điều này có thể lý giải là do lượng calories có trong thực phẩm cũng như các vitamin và khoáng chất cần thiết khác.  Trong 1 số trường hợp, dù cho hai thực phẩm có cùng mức calories với nhau tuy nhiên 1 số thực phẩm lại được ưu tiên sử dụng trong chế độ ăn kiêng. Vú dụ như: Cơm gạo lức và cơm gạo thường có lượng Calories xấp xỉ nhau nhưng gạo lức lại được ưu tiên trong chế độ ăn kiêng, eat clean. Lý giải cho câu hỏi này là do Cơm gạo lức có chứa nhiều tinh bột tốt, giúp cảm giác no lâu hơn, tránh cảm giác thèm ăn và hỗ trợ cho việc ăn kiêng giảm cân giữ dáng rất tốt. Vì thế có những thực phẩm ăn hoài vẫn không tăng cân mà lại tốt cho cơ thể. Vậy ăn gì không mập? Hãy cùng theo dõi qua phần tiếp theo của bài viết để biết thêm về top 20 thực phẩm ăn nhiều dáng vẫn thon gọn.

Những biện pháp giảm cân an toàn và mang lại hiệu quả

Những biện pháp giảm cân an toàn và mang lại hiệu quả

Đối với những cô nàng có thân hình quá khổ thì việc giảm cân được xem là nhu cầu tất yếu. Thay vì sử dụng các thực phẩm giảm cân không an toàn thì bạn hãy áp dụng những biện pháp giảm cân ngay dưới đây để sở hữu thân hình thon gọn và ưng ý nhất.

Vì Sao Càng “ hì hục ” Giảm Cân Lại Càng Tăng Cân ?

Vì Sao Càng “ hì hục ” Giảm Cân Lại Càng Tăng Cân ?

Tại sao giảm cân lại tăng cân dù đã thực hiện nhiều biện pháp? Nguyên nhân có thể tới từ việc sử dụng sai loại thuốc giảm cân, sai thực phẩm và cách tập luyện. Trong khi nguyên tắc chung của việc giảm cân rất đơn giản - ăn ít hơn và vận động nhiều hơn. Thì thực tế lại có rất nhiều thứ nhỏ nhặt có thể ảnh hưởng đến nỗ lực giảm cân của bạn và khiến bạn giảm cân không thành công. Bài viết sau đây sẽ phân tích chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cho bạn.

Thời Điểm Thích Hợp Để Dùng Bữa

Thời Điểm Thích Hợp Để Dùng Bữa

Thời điểm tốt nhất để ăn sáng là 7-8h, bữa trưa cách bữa sáng 4 giờ, ăn tối cách lúc đi ngủ ít nhất 3 tiếng. Cơ thể cần thời gian riêng để tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, lên lịch cho từng bữa ăn giúp cơ thể hấp thụ thức ăn tốt hơn, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là khung giờ lý tưởng cho bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.

0
Zalo
Hotline